Monday, July 29, 2013

THỰC DƯỠNG OHSAWA

Ăn số 7 gạo lức muối mè

Công thức ăn gạo lức muối mè của thầy Tuệ Hải: Ăn số 7 (100% gạo lức muối mè và ăn trong vòng 7 ngày)

Cách chế biến:

Cho 1 chén gạo và 1,5 chén nước bỏ thêm ít muối và ngâm trong vòng 22 tiếng đồng hồ, gạo sẽ nảy mầm.
Khi gạo nảy mầm thì lượng sinh tố trong hạt gạo sẽ tăng lên rất cao, ngon bổ hơn gấp 20 lần so với gạo lức khi chưa nảy mầm. Sau đó cho lên nấu nhưng tốt nhất lả chưng cách thuỷ cách ly với kim loại sẽ tốt hơn.

Mè đỏ hay trắng bỏ lên rang cho thơm, sau đó bỏ vô thố 10 phút, lấy khăn hút nắp đậy cho hút mồ hôi.
Muối cục rang lên sẽ tự nhuyễn ra, sau đó cho tỷ lệ 1 muỗng muối với 30 muỗng mè để làm thảnh muối mè.

Phương pháp ăn:

Một chén cơm cho 4 muỗng muối mè, một lần ăn một muỗng cơm, nhai kỹ tới khi nước ngọt mới nuốt.
Nếu không bị bệnh thì có thể ăn kèm thêm thức ăn và không cần nhai nhiều, ăn như bình thường, nhưng chú ý nhai kỹ sẽ tốt cho bao tử.

Nếu có khó ăn cũng ráng mà ăn, nếu ăn một lúc không hết thì có thể làm cơm nắm, lâu lâu cắn một miếng và nhai thật kỹ.

Hiện tại công ty chúng tôi có phân phối loại gạo mầm do Việt Nam sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và rất giàu dưỡng chất.
Hãy truy cập: http://gaophuongnam.vn/

Chúc mọi người sức khoẻ.

Trần Văn Kiệm

4 comments:

  1. Chào anh Kiệm,

    Bài chia sẽ của anh về thực dưỡng OHSAWA thật là hay và bổ ích đặc biệt là với những người bị bệnh tiểu đường.

    Như anh chia sẽ thì quá trình chế biến cũng đơn giản không quá cầu kỳ. Chỉ cần 24 tiếng đồng hồ là đã có một bữa ăn gạo lứt muối mè theo phương pháp thực dưỡng OHSAWA ngon mà có hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

    Mong anh có thêm những bài chia sẽ hay và bổ ích. Chúc anh thành công.

    Nguyễn Trọng Nghĩa

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào anh Nghĩa,

      Xin cảm ơn anh đã chia sẻ ý kiến với em, phương pháp thực dưỡng Ohsawa chính là cách tạo ra gạo mầm mà công ty của em hiện đang phân phối.
      Đặc biệt khi ăn với muối mè thì công dụng sẽ tốt hơn vì bản thân Mè đã là 1 vị thuốc, rất tốt cho cơ thể.

      Trần Văn Kiệm
      http://www.tranvankiem.com/

      Delete
  2. Chào anh,

    Em đọc bài viết của anh có thắc mắc sau: Thường thì những hạt gạo được xay ra thì đã mất đầu phôi, vậy thì lam sao mà hạt gạo có thể nảy mầm được? hơn nữa bình thường tôi thấy người ta ủ lúa chứ đâu có ngâm gạo cho lên mầm. vậy tôi ủ lúa sau khi lên mầm rồi tôi loại vỏ trấu ra để thành gạo lức mầm có được không?
    Cảm ơn anh

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chao bạn,

      Mình có thể giải thích thắc mắc của bạn như sau:

      1. Khi xay lúa ra thành gạo lức thì phải có kỹ thuật sau để giữ được đầu phôi, nếu không hạt gạo sẽ không nảy mầm được mà ngược lại nếu ngâm 22 tiếng thì hạt gạo sẽ bị thối.

      2. Nếu mà bạn ủ lúa rồi mới phơi, sau đó tuốt ra thành gạo thì rất mất công, hơn nữa thực dưỡng Ohsawa là ủ gạo lức để cho gạo lên mầm nhé bạn.

      Xin cam ơn bạn.
      Trần Văn Kiệm
      http://www.tranvankiem.com/

      Delete

 

Blogger news

Blogroll

About